Cùng Lâm Thành Tiến & ESTUARYRESIDENTAL tìm hiểu thông tin Đâu là độ tuổi “vàng” để mua nhà? về chủ đề Phong Thủy Căn Hộ Chung Cư mới nhất tại Estuaryresidental.com năm 2021
Sở hữu ngôi nhà của riêng mình, có nền tảng để ổn định cuộc sống gia đình, phát triển sự nghiệp là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn có biết đâu là độ tuổi thích hợp nhất để mua nhà? Cần cân nhắc những yếu tố gì để quyết định bản thân đã đủ “chín” để sở hữu nhà hay chưa?
Độ tuổi “vàng” để mua nhà là bao nhiêu?
Giống như nhiều cột mốc quan trọng khác của đời người, việc mua ngôi nhà đầu tiên có thành công hay không còn phụ thuộc vào vấn đề thời điểm. Thời điểm “vàng” sẽ tùy biến theo từng trường hợp. Đối với nhiều người, thời điểm thích hợp nhất để trở thành chủ sở hữu nhà là khi đã thoát khỏi mọi khoản nợ trước đó và tích lũy trong tay một khoản tiền tương đối. Khó có thể chỉ ra một thời điểm phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, một nghiên cứu do Viện Đô thị Mỹ thực hiện đã chỉ ra độ tuổi thích hợp nhất để người mua nhà hiện thực hóa giấc mơ sở hữu tổ ấm của riêng mình và thu được nhiều lợi ích nhất.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho biết 25-34 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để mua ngôi nhà đầu tiên. Ảnh: valuepenguin |
Phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 18.000 người Mỹ trong khoảng thời gian 50 năm, từ năm 1968 đến năm 2018, nghiên cứu nói trên cho biết những người mua nhà trong độ tuổi từ 25-34 gặt hái được nhiều lợi ích nhất về vốn chủ sở hữu nhà (home equity – phần giá trị của ngôi nhà thuộc về người chủ sau khi trừ tiền vay mua nhà mà họ còn nợ) khi bước vào tuổi 60, với giá trị trung bình là 148.625 USD. Trong khi đó, những người mua bất động sản đầu tiên ở độ tuổi cao hơn sẽ sở hữu giá trị tài sản thấp hơn khi họ về hưu.
Đáng chú ý, báo cáo nghiên cứu của Viện Đô thị Mỹ kết luận rằng mua nhà ở độ tuổi trẻ hơn không đồng nghĩa với việc bạn có nhiều tiền hơn ở tuổi già. Theo khảo sát, những người mua ngôi nhà đầu tiên của họ trước 25 tuổi sở hữu khối tài sản trung bình là 130.000 USD ở tuổi 60, ít hơn gần 20.000 USD so với những người trong khoảng 25-34 tuổi. Nguyên nhân là do người mua nhà trước tuổi 25 thường có khoản tích lũy ít hơn nên chỉ mua được những ngôi nhà giá rẻ, diện tích nhỏ, tiềm năng tăng giá thấp hơn so với những ngôi nhà được người trong độ tuổi 25-34 chọn mua.
Như vậy, độ tuổi từ 25-34 được coi là những năm hoàng kim để mua ngôi nhà đầu tiên của bạn. Đây là thời điểm bạn đã đi làm được một số năm nhất định, có thu nhập cao hơn và tích lũy được một số vốn cũng như kinh nghiệm sống. Sở hữu một căn nhà đóng vai trò quan trọng trong “sức khỏe” tài chính cá nhân, tạo nền tảng cho bạn phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống, đồng thời cũng là một khoản đảm bảo cho kế hoạch hưu trí của bạn.
Tất nhiên, người mua nhà ở độ tuổi này cũng phải đối mặt với nhiều rào cản khi tìm kiếm ngôi nhà của riêng mình, ví dụ như khoản nợ từ thời sinh viên, tình trạng thiếu nguồn cung nhà mới trên thị trường và lãi suất vay mua nhà tăng.
Cần cân nhắc những gì trước khi quyết định vay mua nhà?
Bạn nằm trong độ tuổi “vàng” nói trên và đã mơ ước về tổ ấm của riêng mình từ lâu nhưng không chắc mình đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch mua nhà hay chưa? Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia tài chính về những yếu tố cần xem xét trước khi mua nhà:
Thu nhập: Theo các chuyên gia tài chính, bạn nên trích từ 20-30% trên tổng thu nhập hàng tháng để tiết kiệm. Đây là con số hợp lý, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi thực hiện kế hoạch tiết kiệm mà không bị quá áp lực trong chi tiêu hàng ngày. Ví dụ, ở Việt Nam, sau khi đã đi làm 3-5 năm, có thu nhập ổn định từ 20 triệu/tháng, bạn có thể cố gắng tiết kiệm khoảng 7 triệu/tháng. Sau 1 năm, bạn có thể tiết kiệm được 84 triệu. Sau 4 năm, bạn có trong tay khoảng 336 triệu. Số tiền này cộng thêm khoản vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc thu nhập thêm từ các nguồn khác, bạn hoàn toàn có thể có 500 triệu để tìm mua căn hộ trả góp có giá khoảng 1 tỷ. Khi vay mua nhà, bạn cũng đừng quên nguyên tắc “2 lần 50”, tức là số tiền vay ngân hàng không quá 50% giá trị căn hộ và số tiền trả góp không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, tái tạo sức lao động để tiếp tục kiếm tiền.
Tính toán tiết kiệm và chọn khoản vay hợp lý dựa trên thu nhập giúp bạn sớm tiếp cận ngôi nhà mơ ước.
Nếu vẫn còn phân vân giữa hai phương án mua nhà hay tiếp tục đi thuê, bạn có thể tham khảo sơ đồ để biết mình đã sẵn sàng mua nhà hay chưa.
Với những người không đạt được mức thu nhập nói trên, kết hôn cũng là một cách nhanh hơn để tiến gần giấc mơ sở hữu nhà. Có một người bạn đời san sẻ gánh nặng tài chính, có những mối quan hệ có thể giúp đỡ khi mua nhà sẽ là một thuận lợi rất lớn của người đã kết hôn so với người độc thân mua nhà. Có gia đình riêng, bạn cũng có động lực phấn đấu để sớm có được căn nhà xây “tổ ấm” hạnh phúc. Tuy nhiên, để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra, điều quan trọng là bạn và bạn đời cần bàn bạc và thống nhất trước về những dự định trong tương lai như mua nhà khi nào? Có nên có con ngay hay chờ mua nhà rồi mới sinh? Nên ưu tiên cho những dự định nào trước?…
Lãi suất vay mua nhà: Khi đã có trong tay khoản tích lũy cần thiết, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các gói vay mua nhà của các ngân hàng và lãi suất thực tế phải trả trong suốt thời gian vay nợ. Thông thường, con số lãi suất mà các ngân hàng đưa ra trong khoảng 6-24 tháng đầu rất hấp dẫn. Nhưng sau khi hết thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi, mức lãi suất sẽ tăng lên dựa trên lãi suất thị trường. Việc trả góp hàng tháng sẽ trở nên nặng nề hơn và có thể khiến bạn mệt mỏi, áp lực, sụp đổ kế hoạch tài chính nếu không có sự tính toán kỹ càng.
Cân đối chi tiêu: Bạn nên lập kế hoạch cân đối chi tiêu và tiết kiệm để sớm có được khoản tích lũy ban đầu khi mua nhà. Thực hiện sớm điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và đạt hiệu quả trong chi tiêu. Sau khi đã tích lũy được tiền cần thiết và vay mua nhà, quá trình tiết kiệm để trả nợ ngân hàng cũng sẽ “dễ thở” hơn vì bạn đã quen với việc chi tiêu tiết kiệm, có kế hoạch.
Để thực hiện điều này, bạn hãy liệt kê tất cả các khoản chi phí sinh hoạt cho gia đình trong một tháng, sau đó phân loại chúng vào khoản chi tiêu thiết yếu và chi tiêu không thiết yếu. Các khoản chi thiết yếu là các khoản cố định, không thể cắt giảm như tiền thuê nhà, ăn uống, điện, nước, xăng xe,… Những khoản như mua sắm, giải trí, du lịch,…được coi là không thiết yếu, bạn có thể cân nhắc hạn chế hoặc giãn tần suất để tạo thói quen chi tiêu tiết kiệm, sớm đạt được mục tiêu tài chính. Bạn nên tập thói quen ghi chép chi tiêu hàng ngày và tổng kết vào cuối tuần, cuối tháng, xem xét xem có khoản nào chi tiêu chưa hợp lý, có thể cắt giảm để tiết kiệm nhiều hơn. Khi đã tự tin rằng mình có thể kiểm soát tốt chi tiêu, con đường hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của bạn sẽ gần hơn một chút.
Liên Hương
>> Thu nhập 15 – 20 triệu/tháng, muốn mua nhà thì phải liều… vay nợ
>> Thu nhập 45 triệu một tháng, tôi vẫn loay hoay tìm mua nhà Hà Nội
>> Mua nhà trả góp, đừng bỏ qua 5 việc quan trọng này
Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Đâu là độ tuổi “vàng” để mua nhà?, quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về Phong thủy Căn Hộ Chung Cư và cách bài trí đúng cách khi sống cũng như khi đầu tư mua bán căn hộ, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.