[Kinh Nghiệm] Sau trầm lắng, thị trường sẽ ra sao? năm 2021

Cùng Lâm Thành Tiến & ESTUARYRESIDENTAL tìm hiểu thông tin Sau trầm lắng, thị trường sẽ ra sao? về chủ đề Căn Hộ Khách Sạn (Condotel) tại Việt Nam từ năm 2018 – 2021

Sự trầm lắng của condotel thời gian qua là khoảng dừng cần thiết để các chủ đầu tư có thể nhìn lại những thành công và hạn chế của các dự án đã phát triển, từ đó giúp hoàn thiện sản phẩm cũng như chờ đợi một pháp lý rõ ràng cho phân khúc này.

Trị trường trầm lắng…

Thị trường bất động sản condotel – căn hộ du lịch bùng nổ, phát triển mạnh trong năm 2017. Đơn cử, tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra thị trường gần 11.900 condotel, chiếm 52% căn hộ khách sạn của cả nước, tiếp theo đó là Bình Thuận, TP. Đà Nẵng…

Tuy nhiên, sang nửa đầu năm 2018, phân khúc condotel bắt đầu chững lại do còn thiếu quy định pháp lý liên quan đến loại hình bất động sản này.

Năm 2019 là năm mà thị trường căn hộ du lịch im ắng một cách lạ thường. Ngay tại thủ phủ du lịch Nha Trang, không có dự án mới nào được mở bán và chỉ có giai đoạn tiếp theo của một dự án hiện hữu mở bán thêm hơn 140 căn.

Thị trường condotel trầm lắng
Thị trường bất động sản Condotel vẫn trầm lắng, chờ đợi sự phát triển sau khi có pháp lý rõ ràng…

Hay tại thị trường Đà Nẵng cũng vậy, theo Savills, toàn thị trường Đà Nẵng có 15 dự án cung cấp căn hộ khách sạn nhưng trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường ghi nhận chỉ có duy nhất 1 dự án mới.

Theo số liệu mới nhất của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý 3/2019 nguồn cung căn hộ condotel chỉ khoảng 3.680 căn, giảm gần một nửa so với quý 1/2019.

Song, có điểm lạ, tỷ lệ hấp thụ đạt 68,3%, tương ứng 2.515 căn, tăng gấp đôi so với đầu năm 2019. Đặc biệt, số liệu của Hội môi giới cũng nhấn mạnh, giao dịch được ghi nhận chủ yếu tại các dự án bất động sản lớn, chủ đầu tư uy tín và có nhiều kinh nghiệm trên thị trường.

Nói về sự phát triển của phân khúc condotel, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, thực tế việc phát triển phân khúc căn hộ condotel trong vài năm trở lại đây cho thấy bên cạnh nhiều dự án tiềm năng sẽ góp phần nâng tầm đẳng cấp du lịch địa phương, nhưng cũng có không ít những dự án chậm tiến độ, pháp lý không đầy đủ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lành mạnh của thị trường.

“Sau giai đoạn phát triển nóng thị trường đã bắt đầu có sự thanh lọc, những dự án có chủ đầu tư uy tín, đơn vị vận hành chuyên nghiệp được khách hàng tin tưởng, ngược lại khách hàng đã bắt đầu nhận ra chủ đầu tư non trẻ, thiếu kinh nghiệm, những dự án chậm tiến độ”, ông Đính nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội cho hay, để thúc đẩy việc bán hàng, một số chủ đầu tư lớn đã áp dụng chương trình cam kết lợi nhuận, điều này đã tạo áp lực cho các chủ đầu tư khác với quy mô dự án nhỏ hơn trong việc cung cấp các cam kết lợi nhuận tương tự để theo kịp các đối thủ cạnh tranh.

Theo bà Hằng, ngày càng nhiều dự án mới cố gắng vượt qua các dự án đã ra mắt trước đó về quy mô và mức độ cam kết lợi nhuận. Các sản phẩm cam kết lợi nhuận này trở nên đặc biệt rủi ro cho người mua nếu các chủ đầu tư ít kinh nghiệm phát triển những dự án quy mô lớn mà không có đủ năng lực về nguồn vốn hoặc không được ngân hàng hỗ trợ.

Đặc biệt, bà Hằng nhấn mạnh đến vấn đề các chủ đầu tư nhỏ chỉ chú trọng vào việc bán hàng mà ít quan tâm đến việc quản lý vận hành khi dự án đi vào hoạt động. Điều này gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho người mua condotel.

Hoàn thiện pháp lý, condotel sẽ ra sao?

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự trầm lắng của condotel thời gian qua là khoảng dừng cần thiết để các chủ đầu tư có thể nhìn lại những thành công và hạn chế của các dự án đã phát triển, từ đó giúp hoàn thiện sản phẩm cũng như chờ đợi một pháp lý rõ ràng cho phân khúc này.

Hồi tháng 4, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 11 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, condotel, resort villa, officetel…; ban hành quy chế quản lý, vận hành officetel hoàn thành trong quý 3/2019.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quý 3 cũng phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với một số loại hình bất động sản mới (condotel, resort, officetel…) theo đúng quy định của pháp luật.

Thế nhưng, hết quý 3 vẫn chưa xong, Thủ tướng lại tiếp tục gia hạn và yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành quy định sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình bất động sản, trong đó có condotel trong năm 2019.

Ngoài ra, cũng trong năm nay và các năm tiếp theo, Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý vận hành và khai thác đối với các dự án có loại hình công trình du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel).

Như vậy, nếu condotel có được pháp lý rõ ràng, cộng với sự kiểm soát chặt chẽ của các tỉnh, thành phố thì thị trường condotel sau giai đoạn trầm lắng sẽ phát triển ra sao? Câu trả lời đang bỏ ngỏ này có lẽ sẽ được giải đáp vào năm sau.

Minh Thư


Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Sau trầm lắng, thị trường sẽ ra sao?, quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về Căn Hộ Condotel tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.

Viết một bình luận

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.