Cùng Lâm Thành Tiến & ESTUARYRESIDENTAL tìm hiểu thông tin Vượt quá thẩm quyền của Bộ Xây dựng? về chủ đề Căn Hộ Khách Sạn (Condotel) tại Việt Nam từ năm 2018 – 2021
Bộ Xây dựng cho biết, Thông tư của Bộ này về cơ chế quản lý vận hành condotel vượt quá thẩm quyền, do đó, vẫn phải chờ các bộ, ban ngành khác.
Liên quan đến câu hỏi về khung pháp lý của loại hình condotel và officetel, tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 30/9, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường Bất động sản cho biết, khung pháp lý này liên quan đến chức năng của nhiều Bộ, ngành.
Theo ông Ninh, loại hình bất động sản này chịu sự điều chỉnh từ các luật như: Luật Đầu tư kinh doanh bất động sản, Luật Tài nguyên và môi trường, Luật Kinh doanh lưu trú du lịch, Luật về hộ khẩu, tạm trú tạm vắng, quy chuẩn tiêu chuẩn và cơ chế quản lý vận hành…
Trong khi đó tên gọi condotel hay officetel là tên chưa được chính thức công nhận thuật ngữ này mà vẫn là từ ngữ lai chưa chuẩn hoá trong Luật và Nghị định.
“Khung pháp lý của condotel liên quan tới nhiều bộ ngành, trong đó, Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xây dựng quy chế vận hành condotel, Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về chế độ sử dụng đất và thời hạn cấp giấy chứng nhận sở hữu”, ông Ninh nói.
Condotel vẫn đang chờ pháp lý
Đại diện Bộ Xây dựng khẳng định, về phía Bộ Xây dựng, cơ quan này đang tích cực xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn condotel và officetel.
Tuy nhiên, liên quan đến tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng, Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ còn phải nghiên cứu cho ý kiến thêm. Còn về cơ chế quản lý vận hành, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng Thông tư, ban hành theo thẩm quyền.
“Tuy nhiên, sau khi rà soát lại các Bộ, ngành thì thấy Thông tư của Bộ Xây dựng vượt quá thẩm quyền của Bộ vì liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong việc vận hành quản lý condotel. Do đó, Bộ Xây dựng đã có văn bản trình Thủ tướng và Thủ tướng Chính phủ có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng vẫn phải chờ các bộ, ban ngành khác”, ông Ninh cho hay.
Dưới góc độ thị trường, ông Ninh cũng thừa nhận, do cơ sở pháp lý vẫn còn phải chờ nên khách hàng có tâm lý e ngại.
“Từng Bộ, ngành vẫn phải rà soát và đẩy mạnh tiến độ khung pháp lý. Thực tế, nhu cầu của loại hình bất động sản này còn rất lớn bởi theo chiến lược phát triển đã được Thủ tướng phê duyệt, trong 5-10 năm tới, lượng khách du lịch sẽ ngày càng tăng, cần đáp ứng nhu cầu theo tình hình thực tế”, ông nói thêm.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Tại văn bản này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel); nhà trọ, phòng trọ cho thuê; ban hành quy chế quản lý, vận hành loại hình công trình văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel), hoàn thành trong quý 3/2019.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với một số loại hình bất động sản mới (condotel, resort, officetel…) theo đúng quy định của pháp luật, hoàn thành trong quý 3/2019.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất đối với một số loại hình bất động sản mới trong dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Tuy nhiên, tới thời điểm bắt đầu sang quý 4 hiện tại, các bộ ngành vẫn chưa có động thái mới nào trong việc ban hành các quy định liên quan tới pháp lý của các loại hình bất động sản mới như condotel hay officetel.
Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Vượt quá thẩm quyền của Bộ Xây dựng?, quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về Căn Hộ Condotel tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.