[New] Đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho condotel 2021

Cùng Lâm Thành Tiến & ESTUARYRESIDENTAL tìm hiểu thông tin Đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho condotel về chủ đề Căn Hộ Khách Sạn (Condotel) tại Việt Nam từ năm 2018 – 2021

Đó là khẳng định của ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại Hội thảo “Pháp lý cho condotel” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 17/12.

Theo các chuyên gia bất động sản, dù khai sinh từ năm 2009, đến nay sau 1 thập kỷ thị trường condotel tại Việt Nam vẫn duy trì tình trạng pháp lý nửa vời, mang lại rủi ro rất cao cho nhà đầu tư do thời gian sở hữu hạn chế, bên bán không có năng lực quản lý… 

Hiện nay chưa có dự án condotel nào được cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản. Pháp lý cao nhất của condotel vẫn là hợp đồng mua bán giữa khách hàng với chủ đầu tư. Trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, cũng chưa có căn hộ condotel nào được cấp sổ đỏ mặc dù nguồn cung sản phẩm này lên đến hàng chục nghìn căn.

TS Huỳnh Phước Nghĩa – Phó Trưởng Khoa Kinh doanh và Quan hệ quốc tế – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, có 3 vấn đề liên quan đến condotel cần phải được chấn chỉnh:

Thứ nhất, phải sắp xếp lại khung pháp lý;

Thứ hai, phải khẳng định quyền kinh doanh trên căn condotel và tính pháp lý trong quyền góp vốn mua condotel, đồng thời ngăn chặn việc mua bán sang tay kiếm lời; 

Thứ ba, cần phải định danh về khái niệm condotel và xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng. 

“Việc Cocobay vỡ trận vừa qua khiến giới đầu tư và chuyên gia lo ngại hiệu ứng domino có thể xảy ra với condotel, làm tê liệt phân khúc bất động sản du lịch này. Hiện nay, chủ đầu tư condotel đang loay hoay không biết vận dụng cơ chế nào, còn Nhà nước thì lúng túng trong việc kiểm soát tình trạng phát triển loại hình bất động sản này. Ngay cả các cơ quan, bộ ngành trung ương và địa phương đồng ý phương án chuyển condotel thành căn hộ cũng chỉ là giải quyết cho một vài trường hợp cụ thể chứ không phải là giải pháp lâu dài”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Trả lời vấn đề này, đại diện cơ quan quản lý, ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định về mặt pháp luật, hiện đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho loại hình condotel. Trong hệ thống luật pháp có liên quan đến cấp giấy chứng nhận sử dụng đất không có quy định về condotel vì hệ thống pháp luật hiện hành là Việt ngữ. Do đó, muốn biết khái niệm condotel là gì, cần làm rõ công năng, phạm trù, hình thức của loại hình này, sau đó tham chiếu ra các quy định về loại hình tương ứng. 

Ba người đàn ông luống tuổi ngồi trên bàn gần phông nền sân khấu, một người đứng trên bục phát biểu tại hội thảo về condotel.
Đại diện Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng condotel đã có đầy đủ hành lang pháp lý.

Theo kết quả tham chiếu thì condotel tạm thời được hiểu là căn hộ khách sạn. Theo luật Du lịch, đây là loại hình kinh doanh dịch vụ. Khi giao đất, khi làm thủ tục từ giao đất tới hình thành tài sản, condotel được xác định là đất sản xuất kinh doanh. Cấp phép xây dựng cho condotel phải căn cứ quy hoạch và mục đích cho thuê đất.

Chế độ sử dụng đất đối với loại hình này cũng đã được quy định tại Điều 153 luật Đất đai, còn quy định cấp giấy chứng nhận được nêu tại Điều 104 luật Đất đai, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận nêu tại các nghị định, thông tư và hướng dẫn ghi. 

Như vậy về cơ sở pháp lý, quy định chế độ sử dụng đất, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho condotel đến thời điểm này đã đảm bảo đầy đủ. Thực tiễn, cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tại địa phương nào phản ánh khó khăn trong vấn đề này.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, vướng mắc pháp lý của condotel là do một số địa phương tự tạo ra khái niệm mù mờ về condotel, coi sản phẩm này là nhà ở nhưng không hình thành đơn vị ở! Từ đó, những địa phương này cấp giấy chứng nhận cho condotel là đất ở, lâu dài, không phù hợp với các quy định đã nêu trên, khiến nhà đầu tư thứ cấp và xã hội hoang mang. Nhiều địa phương dù đã nhận định condotel là đất được giao sản xuất kinh doanh dịch vụ với toàn bộ thủ tục pháp lý đầu vào nhưng lại không tuân thủ. 

Theo quy định thời hạn đất kinh doanh là 50 năm nhưng chủ đầu tư lại đòi được cấp đất ở, lâu dài. Đầu vào một đằng, đầu ra một nẻo, không đúng quy định của pháp luật gây nên tình trạng bát nháo, hỗn loạn của căn hộ condotel như hiện nay. “Như vậy, nếu căn cứ luật hiện tại, chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho condotel và thời hạn bằng thời hạn của dự án. Khi pháp lý rõ ràng và không còn cam kết lợi nhuận nữa, giá bán condotel sẽ về mức giá thị trường và condotel sẽ phát triển bền vững, lành mạnh”, ông Phấn khẳng định.

Phương Uyên

Link báo gốc: http://thanhnienviet.vn/2019/12/18/da-co-day-du-hanh-lang-phap-ly-cho-condotel


Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho condotel, quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về Căn Hộ Condotel tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.

Viết một bình luận