[Kiến thức Mua Bán] Có hay không khoảng trống pháp luật về condotel và bất động sản lai? năm 2021

Cùng Lâm Thành Tiến & ESTUARYRESIDENTAL tìm hiểu thông tin Có hay không khoảng trống pháp luật về condotel và bất động sản lai? về chủ đề Căn Hộ Khách Sạn (Condotel) tại Việt Nam từ năm 2018 – 2021

[ad_1]

Với lượng tồn kho ngày càng tăng, các chủ đầu tư dự án condotel đang đỏ mắt ngóng những văn bản pháp lý cho loại sản phẩm này và cho rằng đang có khoảng trống pháp luật với các bất động sản lai.

Trong nửa đầu năm 2018, phân khúc condotel ghi nhận dấu hiệu chững lại. Báo cáo gần đây của DKRA Việt Nam cho thấy, tính riêng quý II/2018, toàn thị trường có thêm 2.100 căn chào bán, nhưng chỉ tiêu thụ được 850 căn. Lượng tồn kho ước tính gần 40%. Phú Quốc và Bà Rịa – Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất thị trường nhưng chỉ ở mức 39-40%, tồn kho lần lượt là 60-61%.

Nguyên nhân thị trường condotel chững lại chủ yếu do các chủ đầu tư, khách hàng đã dừng triển khai và giao dịch dự án condotel để ngóng chờ động thái từ các cơ quan quản lý nhà nước. Do chưa có khung pháp lý cụ thể nên nhiều chủ đầu tư nghi ngại đang có khoảng trống pháp luật về các loại hình bất động sản lai.

Tuy nhiên, trong một văn bản mới đây về condotel, HoREA khẳng định không có khoảng trống pháp luật về các loại hình bất động sản “lai”, trong đó có condotel. Trong các năm qua, chủ đầu tư dự án condotel đã đạt được nhiều lợi nhuận nhờ vào việc giao dịch căn hộ condotel tương đương giá bán căn hộ cao cấp, trong khi chi phí triển khai dự án condotel thấp hơn nhiều so với phát triển căn hộ thông thường.

thị trường condotel
Thị trường condotel thời gian gần đây đã chững lại cả về giao dịch

và nguồn cung. Ảnh minh họa: Báo Mới

Bên cạnh đó, do thiếu sự quản lý, nhiều dự án condotel thổi phồng cam kết lợi nhuận từ 8-12%/năm trong 8-12 năm với thủ thuật tăng giá bán cao hơn rất nhiều so với giá gốc để bán nhanh, chốt lời nhanh. Nói cách khác, chủ đầu tư lấy tiền trước của khách hàng rồi trả lại dần cho khách hàng theo cam kết lợi nhuận, kiểu “lấy mỡ nó rán nó”.

Đặc biệt, dù luật đã quy định rõ thời hạn sở hữu codotel, nhiều chủ đầu tư vẫn lách luật, rao khống về việc sở hữu tài sản lâu dài và vĩnh viễn. Trên thực tế các năm qua, đã có vài địa phương tự ý cấp sổ đỏ lâu dài cho người mua condotel. Việc làm này là trái với quy định của luật đất đai hiện hành.

Theo HoREA, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình bất động sản lai này. Trước mắt, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng giải quyết vấn đề cấp quyền sở hữu có thời hạn cho người mua căn hộ condotel để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Cần có biện pháp kiểm soát vấn đề cam kết lợi nhuận và yêu cầu chủ đầu tư condotel thực hiện nghĩa vụ đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư thứ cấp như đã cam kết.

Về lâu dài, rất cần thiết sửa đổi Luật đất đai theo hướng cho phép thực hiện chế độ sử dụng đất ổn định lâu dài đối với “đất du lịch”. Bên cạnh đó, Luật cũng cần có quy định chủ đầu tư dự án condotel hình thành trong tương lai cần phải thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính với khách hàng. Xem xét cho phép cá nhân nước ngoài được mua căn hộ condotel tại các dự án ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh, nhằm tăng thêm tính thanh khoản và bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư phát triển ngành du lịch.

Phương Uyên



[ad_2]
Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Có hay không khoảng trống pháp luật về condotel và bất động sản lai?, quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về Căn Hộ Condotel tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.

Viết một bình luận