[Phong thủy Căn Hộ] Những kiêng kỵ phong thủy với khu nhà ở, khu dân cư (Phần 1) mới nhất 2021

Cùng Lâm Thành Tiến & ESTUARYRESIDENTAL tìm hiểu thông tin Những kiêng kỵ phong thủy với khu nhà ở, khu dân cư (Phần 1) về chủ đề Phong Thủy Căn Hộ Chung Cư mới nhất tại Estuaryresidental.com năm 2021

[ad_1]

Trong môi trường lớn là thành phố thì Khu nhà ở chính là môi trường vừa, còn căn hộ là môi trường nhỏ. Môi trường lớn ảnh hưởng đến môi trường vừa, môi trường vừa sau đó lại quyết định đến môi trường nhỏ. Vì vậy, tình trạng khái quát của môi trường vừa, tức là Khu nhà ở hoặc khu dân cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

1. Khu nhà ở tối kỵ có hình tam giác

Mặt bằng khu đất của Khu nhà ở tốt nhất không nên có hình tam giác. Trong thực tế, những người trung niên sống trong những căn nhà được xây dựng trên những khu đất hình tam giác thường dễ xảy ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Một khu đất có hình tam giác tức là khu đất có diện tích tương đối nhỏ hẹp, ba mặt bị bao quanh bởi đường sá hoặc sông suối, tạo thành một hình tam giác bao bọc xung quanh, trên mặt bằng khu đất đó chỉ có một hoặc hai tòa nhà. Còn với những khu đất có diện tích tương đối rộng lớn, có nhiều tòa nhà và giữa những tòa nhà có phối hợp thiết kế cảnh quan hoa viên thì mặc dù ba mặt bao quanh bởi đường sá hoặc sông suối lại không thuộc khái niệm cần kiêng kỵ này.

Cách hóa giải đối với những Khu nhà ở có hình tam giác: Trồng cây xanh trên phần góc nhọn của hình tam giác, có nghĩa là về hình thức cắt bỏ đi góc nhọn đó.

khu nhà ở có góc nhọn
Hình 1: Trồng cây xanh ở phần góc nhọn, phá bỏ thế tam giác

2. Khu nhà ở tối kỵ bên trái rộng, bên phải hẹp

Mặt bằng khu đất của Khu nhà ở tốt nhất nên có hình dạng bên trái nhỏ hẹp hơn so với bên phải, đây gọi là thế “Gia nội tiền tài phong thịnh phú” (trong nhà luôn đầy ắp tiền của). Nếu ngược lại, tức bên trái rộng còn bên phải hẹp hơn, là phạm vào thế “Tiên hữu điền trạch, hậu dã vô” (có nhà cửa ruộng vườn, nhưng sau cũng bị mất hết).

khu nhà ở bên trái hẹp hơn bên phải
Hình 2: Mặt bằng khu đất bên trái hẹp (ngắn), bên phải rộng (dài)

3. Khu nhà ở tối kỵ phía trước rộng, phía sau hẹp

Hình dạng của mặt bằng Khu nhà ở tốt nhất nên là phía trước hẹp, phía sau rộng, tạo thành thế “nở hậu”.

khu nhà ở phía trước rộng hơn phía sau
Hình 3: Mặt bằng khu đất phía trước hẹp, phía sau rộng

4. Khu nhà ở tối kỵ phía trước cao, phía sau thấp

Địa thế của Khu nhà ở nên là phía trước thấp, phía sau cao. Phía trước thấp, phía saừ cao ở đây không chỉ nói về riêng địa thế, mà còn là chỉ cả hình dáng của kiến trúc, tức là phía trước nên xây thấp hơn phía sau. Tuy nhiên cần lưu ý không nên xây nhà cao trên nền địa thế thấp và xây nhà thấp trên nền địa thế cao.

khu nhà ở phía trước thấp phía sau cao
Hình 4: Hình dáng kiến trúc phía trước thấp, phía sau cao

5. Khu nhà ở tối kỵ bị kẹp giữa hai con đường lớn

Theo quan niệm truyền thống, Khu nhà ở có diện tích không lớn, lại bị kẹp giữa hai con đường lớn, thẳng tắp là không nên. Tuy nhiên, nếu Khu nhà ở có diện tích lớn thì sẽ là ngoại lệ.

khu nhà ở bị kẹp giữa hai con đường lớn
Hình 5: Những tòa nhà bị kẹp giữa hai con đường lớn

6. Khu nhà ở tối kị bị bao bọc bởi những tòa nhà cao tầng xung quanh

Khu nhà ở có diện tích tương đối nhỏ, độ cao của các căn nhà lại tương đối thấp, bị bao bọc bởi những tòa nhà cao tầng của Khu nhà ở khác hoặc của những đơn vị khác ở xung quanh, tình thế giống như bị “ngập chìm” trong “vòng vây” của kẻ khác là rất không nên.

khu nhà bị bao bọc bởi nhà cao tầng
Hình 6: Căn nhà bị bao bọc bởi những tòa nhà cao tầng

(Theo cuốn 161 điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở hiện đại và cách khắc phục) 



[ad_2]

Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Những kiêng kỵ phong thủy với khu nhà ở, khu dân cư (Phần 1), quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về Phong thủy Căn Hộ Chung Cư và cách bài trí đúng cách khi sống cũng như khi đầu tư mua bán căn hộ, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.

Viết một bình luận