Tin thị trường BĐS mới: Đầu tư căn hộ theo phong trào, mua vào thì dễ bán ra khó

[ad_1]
Cùng THONGKENHADAT cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Mua Bán Nhà Đất Bất Động Sản tại Việt Nam mới nhất hiện nay được cập nhật hằng ngày, hằng giờ trên https://estuaryresidental.com. Trân trọng!

Giao dịch căn hộ tại thị trường sơ cấp vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực khi tỷ lệ tiêu thụ đạt mức cao. Tuy nhiên với nhà đầu tư đang cần sang nhượng nhanh khoản đầu tư trên thị trường thứ cấp, viễn cảnh lại không tươi sáng như thế.

Đối mặt với khó khăn của năm 2020, hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định đây không phải là thời điểm cho nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn dù là ở bất kỳ phân khúc bất động sản nào. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng được người mua để tâm. Giữ tâm lý “liều ăn nhiều” không ít nhà đầu tư vẫn chọn lướt sóng căn hộ, dẫn đến thực tế ngậm trái đắng vì mua vào dễ mà sang nhượng thì lại khó. 

Xuống tiền dành suất mua căn hộ tại một dự án cao cấp ngay khu vực trung tâm tài chính của TP. Thủ Đức để lướt sóng kiếm lời, anh Phạm Dương ( Huỳnh Tấn Phát, quận 7) không nghĩ đến hiện tại đang phải ôm một gói đầu tư nặng vốn khó thanh khoản. Do không lường trước tình huống nên anh cho rằng có thể lướt thành công, nhưng thực tế việc sang nhượng không hề dễ dàng như anh phán đoán. Chủ đầu tư chào bán lượng sản phẩm đợt 1 nhiều hơn dự kiến, giá bán cũng cao so với mặt bằng khu vực khiến 2 căn hộ anh “lướt sóng” bị mắc cạn.

20210129161609 30f6

Ôm tâm lý liều lĩnh lướt sóng khi thị trường đang có nhiều khó khăn, nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận ra hàng không lời để giảm áp lực tài chính. Ảnh minh họa

“Mục tiêu ban đầu là trong khoảng 4-6 tháng sẽ thanh lý khoản đầu tư, không cần chốt lời nhiều, chỉ cần chênh tầm 50 triệu là thanh công. Tuy nhiên tôi không lường được là sức mua của thị trường F1 lại “yếu” đến vậy, người mua thứ cấp gần như không để ý đến các dự án đang hình thành trong tương lai mà chủ yếu tìm mua ở các chung cư hoàn thiện. Điều này khiến tôi phải gánh một lúc cả hai căn hộ, chi gần 500 triệu đồng mỗi đợt thanh toán”, anh Dương cho hay.

Cũng đang sở hữu một căn hộ thuộc diện hình thành trong tương lai nằm trên khu vực TP. Thuận An, giáp TP.HCM. Anh Phạm Thanh Lộc (Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) vì không lướt sóng thành công mà đành chấp nhận phương án sang nhượng không lời nhằm giảm áp lực tài chính từ chủ đầu tư. Đầu năm 2020, TP.HCM thiếu hụt dự án mới, Bình Dương nổi lên như thị trường nóng, nhiều nhà đầu tư đổ về đây mua chung cư với kỳ vọng đón đầu làn sóng TP.Thủ Đức sẽ giúp thiết lập một mặt bằng giá nhà mới cho khu vực. Tuy nhiên dưới áp lực từ Covid 19, sức nóng của TP. Thủ Đức không đủ sức khiến nhu cầu mua căn hộ tại các địa bàn này tăng mạnh.

“Hai căn hộ tôi mua ở trung tâm Thuận An giá trung bình gần 2 tỷ đồng/căn, mỗi đợt thanh toán theo tiến độ xây dựng là 7%. Tính ra cứ 2 tháng là tôi phải đóng vào gần 300 triệu. Thơi điểm đầu năm kinh tế gia đình vẫn ổn và ôm tâm lý lướt sóng ngắn hạn kiếm chút tiền chênh nên tôi dùng đòn bẩy tài chính, hiện nay áp lực ngày càng lớn, căn hộ bán không được, đi vay thì trả lời trả vốn. Trước đó tôi còn ôm mộng bán chênh từ 100 -200 triệu, giờ thì chỉ mong bán lại với bán giá mua vào”, anh Lộc chia sẻ.

Theo tìm hiểu của Estuaryresidental.com, tình hình kinh tế khó khăn, thị trường giảm nhiệt, không ít nhà đầu tư rơi vào tình trạng bán không được mà giữ không xong. Họ không bán ra được hàng và cũng không đủ tài chính để thanh toán các khoản vay.  Một nhà đầu tư đang rao bán căn chung cư trên đường Tạ Hiện, Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức cho hay, dù bàn giao nhà từ đầu năm nhưng đến nay tỷ  lệ sáng đèn tại đây chỉ khoảng 10%. Nhiều nhà đầu tư không chịu nổi áp lực tài chính thanh toán cho chủ đầu tư mà buộc phải bán bằng giá mua vào khá nhiều, dù vậy giao dịch vẫn rất ảm đạm. Theo vị này thì nguyên nhân chính là do giá nhà khá cao, khi nhận nhà khách phải đóng khoản thanh toán lên đến gần 50 -70% khiến nhiều người mua không chịu nổi áp lực.

20210129161937 4809

Thị trường BĐS năm 2021 vẫn là sân chơi hấp dẫn và giàu tiềm năng với nhà đầu tư có tiềm lực tài chính ổn định. Ảnh minh họa

Theo chia sẻ từ nhiều doanh nghiệp trong ngành, việc các nhà đầu tư không ra được hàng trong giai đoạn này là chuyện hết sức bình thường. Thị trường hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19, chưa hoàn toàn hồi phục. Thêm vào đó, cuối năm dòng tiền đang có xu hướng đổ về chứng khoán, người mua thực thì thận trọng trong nên việc xuống tiền mua nhà được tính toán hơn. Nhà đầu tư lướt sóng thường có dòng vốn không lớn và đa phần đều sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư. Do đó, nếu không thể mạo hiểm tiếp tục cuộc chơi trong dài hạn thì không nên ôm kỳ vọng về khoản lời, trong tình hình hiện nay nếu muốn ra hàng nhanh thì cần phải nhìn lại mức chênh lệch. Mức chênh lệch quá cao sẽ khó kiếm được khách hàng.

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty BĐS Hoàng Kim, năm 2021 vẫn sẽ không phải là sân chơi cho nhà đầu tư lướt sóng. Bất động sản vẫn là thị trường giàu sức hấp dẫn bởi khả năng sinh lời tốt nhưng chỉ dành cho những nhà đầu tư dài hạn với tiềm lực tài chính đủ mạnh. Trong bối cảnh khó khăn của bệnh dịch, bất động sản vẫn được xác định là cơ hội tốt và an toàn đối với nhà đầu tư. Riêng với những nhà đầu tư đang giữ nguồn hàng trong năm 2020, nếu không chịu áp lực tài chính thì có thể cân nhắc việc giữ lại hàng vì thị trường sẽ có khởi sắc trong các giai đoạn tới đây.

                                                                                                        Phương Uyên

ThanhnienViet1



[ad_2]

Hi vọng, sau khi đọc qua bài viết Đầu tư căn hộ theo phong trào, mua vào thì dễ bán ra khó, quý độc giả sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn về thị trường BĐS tại Việt Nam hiện nay và có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi đầu tư mua bán nhà đất, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắng trong tương lai.

Viết một bình luận